“Quản lý nhân sự”,
Một trong 3 mảng lớn trong quản lý mà tôi đã trình bày trong bài trước.
Tôi lang thang từ Đại Học Tổng Hợp ngành Địa Chất Học, sau đó mới đến Trường Nha, rồi cũng kịp ra trường và cho đến giờ là 21 năm. 10 năm trong bệnh viện cũng kịp làm Đoàn, Công đoàn…và xém chút nữa thành Ông nọ, Bà kia….!!!!!
Ngay khi ra trường đã chui đầu vào Bất Động Sản….rồi có trong tay 1 cái Lab Nha Khoa hợp tác với vài người….rồi kịp dẹp một cái clinic nha khoa, để thất bại tiếp ở một clinic tiếp theo….đến giờ vẫn còn kẹt một ít tiền trong …cổ phiếu.
Năm 40 tuổi, rời bỏ thương trường đi caravan, gặp gỡ bao anh tài, và cũng để tìm một con đường cho mình. 5 năm đi caravan, thời gian đủ lâu để chiêm nghiệm những thất bại đã qua, tự hỏi rằng những cty xưa, cũng thuê Giám Đốc Marketing mũi lõ hẳn hoi từ Canada, Mỹ……vậy mà vẫn thất bại trong ngành Y tế Việt Nam. Cũng đưa ra nhiều biện pháp rất cụ thể nhưng không giữ được nhân sự cao cấp của mình…..rồi 3 năm trước… trở lại thương trường…thử nghiệm một ý tưởng mới.
Mỗi doanh nghiệp là một chủ thể rất riêng, không giống bất cứ doanh nghiệp khác nào dù là kinh doanh cùng nghề, cùng lĩnh vực, cùng một mặt hàng, cùng một sản phẩm….Do đó, từng biện pháp cụ thể chắc chắn sẽ rất khác nhau. Tôi không muốn đưa ra cái mà chúng ta hay sổ toẹt vào ….hình mẫu…..mẫu số chung….mô hình…..phương thức………v….v…..! Những gì dưới đây chỉ nên là một thảm khảo.
Tôi quan niệm rằng: Nhà quản lý nên nhiều biện pháp hơn nhiều giáo điều. Tuy nhiên biện pháp phải được đề xuất từ một tư tưởng, một quan điểm rõ ràng. Vậy góc nhìn về quản lý nhân sự của Tôi là gì?
Như lẽ thường, mà tôi đã từng nghĩ: Con người nếu đáp ứng được nhu cầu vật chất và thoả mãn tinh thần là sẽ giữ được người….và tôi đã làm như thế ….nhưng tôi vẫn mất người…..! Vì sao, vì nhu cầu không bao giờ cùng tận, vì tinh thần không chịu thôi ảo tưởng. Trong những lần đi caravan giữa biển khơi và đêm một mình trên đỉnh núi….tôi lờ mờ nhận thấy rằng…hình như trong sâu thẩm tâm hồn của mỗi con người có một khát vọng cháy bỏng…..cái khát vọng đó chìm sâu, ẩn trú kín đáo, chỉ chợt loé lên trong biểu hiện, trong hành vi….và cuối cùng tôi nhận ra rằng….khát vọng đó chính là Tự Do.
Tôi tuyển nhân sự theo tư tưởng Tự Do của mình. Tôi yêu cầu Giám Đốc Nhân Sự Thuỳ Dương tuyển người theo qui trình cụ thể. Tôi nói với tất cả nhân viên của mình tôi chỉ làm việc với người tài. Và slogan của cty tôi “Nếu bạn không sáng tạo, bạn là người buồn tẻ”…..không ai muốn làm việc với người buồn tẻ. Con người chỉ sáng tạo được khi có Tự Do.
Bạn từng phải thốt lên với nhân viên của mình rằng rằng tại sao quý vị không nhận ra vấn đề, và tại sao không có giải pháp, ở bất cứ một vị trí nào trong thang nhân sự của cty bạn. Bởi một lẽ thường….họ có được tự do để nhận diện ra vấn để không (tự do suy nghĩ), họ có được tự do để đưa ra giải pháp (tự do hành động).
Con người được tự do suy nghĩ, tự do hành động…thì qui trình mới sẽ sinh ra, qui trình cũ sẽ được cải thiện….bằng một công cụ rất đơn giản….Problem & Solution.
Nguồn nhân sự theo tư tưởng của mình phải được tuyển chọn theo một qui trình riêng. Giám Đốc Nhân Sự của tôi tuyển người rất kỳ lạ. Cô ấy gọi phỏng vấn chỉ là để xem có dị tật hay không thôi….còn gần như 100% là sẽ tiếp nhận nhân sự đó. Vì đã hiểu rõ cả nhân thân, gia đình, ưu điểm, khuyết điểm…..
Một nhân sự tư do , tức họ tự do deal lương nếu vượt quá khung lương của cty….thì tôi gọi tình huống đó là “chiếc áo chật”….có 2 cách giải quyết: Một là bạn chờ chiếc áo lớn lên, Hai là bạn xé nó đi và mua áo khác. Tôi chỉ muốn làm việc với người thoải mái trong chiếc áo của mình.
Về suy nghĩ và hành vi tôi để cho nhân viên mình tự do suy nghĩ và tự do hành động. Tôi nói với họ rằng đừng sợ thất bại vì đối với tôi “tuổi trẻ, sai lầm là mặc định”. Nhưng tôi không chấp nhận sai lầm lặp lại. Đó chính là triết lý quản lý nhân sự theo tiến trình phát triển. Tôi nói với họ rằng biểu hiện là nhất thời, tiến trình mới bản chất. Từng ngày, từng ngày….kỹ năng phải giàu thêm, tầm nhìn phải xa hơn, giới hạn phải nới rộng…!
Tư do trong tư tưởng có khi nào dẫn con người đến những khát vọng ảo tưởng không? Có. Vậy thì biện pháp nào để giúp họ. Tôi chú trọng giảng dạy cho nhân viên của mình 3 môn học sau đây:
. Khoa học ứng xử
. Kỹ năng tồn tại
. Quản trị tâm lý.
Khoa học ứng xử: Được xây dựng trên nền tảng đạo đức, luật pháp và văn hoá. Ví dụ một cụ thể: Đi làm trể là một hành vị ăn cắp, chiếu theo luật pháp là phải bị xét xử, chiếu theo phân cấp xã hội là người có tiền án tiền sự. Tôi nói với họ rằng: Tự họ đã gặm mòn nhân cách và liêm sỹ, họ sẽ sống với tâm lý ăn cắp đó, sẽ lớn lên bằng tâm thế của kẻ phạm tội, họ có đáng bị trói buộc như thế không.
Kỹ năng tồn tại: Bao gồm 2 nhóm: Kỹ năng sống và Kỹ năng chuyên môn. Tôi yêu cầu check list kỹ năng, mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng tự đánh giá mình đã học được thêm những kỹ năng gì. ” À, Ở vị trí đó còn kỹ năng để học không, hết rồi à….vậy thì qua project mới nghe!!!!!”
Quản trị tâm lý: Stress một vấn đề cần nhận định rõ ràng và giúp nhân viên của mình vượt qua. Những buối nói chuyện riêng tư luôn được tôi quan tâm đặc biệt. Tôi muốn hiểu rõ từng góc suy nghĩ, từng trạng thái kẹt, và giúp họ gỡ rối. Nguyên tắc của tôi cũng đơn giản: Tâm lý cũng là một problem và cần solution. Vì xem tâm lý là một vấn đề nên tâm lý rất cụ thể, có nguồn gốc phát sinh, có quá trình phát triển…và tất nhiên sẽ đến lúc hết năng lượng và chết. Nhưng chúng ta không chờ tâm lý chết trong thụ động mà phải dùng biện pháp cho chết nhanh để tâm trí được thoải mái. Khi nhân viên của mình hiểu rằng tâm lý cũng chỉ như nhức đầu, đau bụng, cảm……thì họ đã vượt qua được rồi.
Trong một bài không nói hết những gì cụ thể mà tôi đang thử nghiệm. Tôi mong rằng đây có thể là một tham khảo thêm cho quý anh chị.
Tôi có thể thất bại, nhưng hiện giờ tôi đang thành công trong cách quản lý này.
Nhân sự đều rất tài năng. Tự do suy nghĩ, tự do hành động, tự chịu trách nhiệm, tự thưởng, tự phạt….Họ nói với tôi rằng: Họ thật sự đang SỐNG.
Xin đặt một dấu chấm hết bằng câu: Những người tự do, đâu cần quản lý, những người tự do chỉ cần hướng dẫn.