Xây dựng mối quan hệ trong công việc là chìa khóa cho sự thăng tiến. Bằng cách tạo mối kết nối chân thành và tương tác tích cực với đồng nghiệp, bạn mở ra cơ hội học hỏi chia sẻ thông tin quý báu. nhưng bạn đã biết cách nào để xây dựng mối quan hệ trong công việc chưa theo dõi bên dưới nhé.
Tại sao xây dựng mối quan hệ trong công việc lại quan trọng?
Mối quan hệ trong công việc là sự tương tác với đồng nghiệp. Sự hòa thuận, tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau sẽ quyết định chất lượng của một mối quan hệ trong môi trường công sở.
Các thành viên trong một tổ chức không tin tưởng lẫn nhau sẽ khó làm việc và hợp tác. Điều này tạo ra trải nghiệm tiêu cực tại nơi làm việc và hình thành nên văn hóa doanh nghiệp kém chất lượng.
Tương tự, nếu như bạn không biết cách xây dựng mối quan hệ với cấp trên, khách hàng hoặc đối tác, bạn sẽ tự đánh mất đi nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc và khó đạt được thành công trong sự nghiệp.
Lợi ích của xây dựng mối quan hệ tốt
Việc xây dựng mối quan hệ trong công việc giúp tăng khả năng thành công và phát triển sự nghiệp của một người. Bằng cách thiết lập các mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp, nhà tuyển dụng, đối tác và khách hàng, một người có thể tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân để tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Xây dựng mối quan hệ trong công việc cũng giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và rèn luyện khả năng lắng nghe. Việc thiết lập các mối quan hệ tích cực giúp người lao động học hỏi từ các người có kinh nghiệm và trở nên tự tin hơn trong việc giao tiếp và làm việc với những người khác. Đồng thời, việc lắng nghe những ý kiến và đóng góp của người khác cũng giúp nâng cao chất lượng công việc và giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.
Mối quan hệ trong công việc còn mang lại lợi ích cho cả cá nhân và tổ chức. Đối với cá nhân, xây dựng mối quan hệ tích cực giúp giảm stress và tăng sự hài lòng với công việc. Đối với tổ chức, việc có các mối quan hệ tích cực với khách hàng, đối tác và nhân viên giúp tăng tính cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng.
Dấu hiệu của mối quan hệ tốt
Dấu hiệu của 1 mối quan hệ tốt bao gồm [1]:
- Tôn trọng và sự tin tưởng lẫn nhau
- Hợp tác và giúp đỡ nhau trong công việc
- Sẵn sàng chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm
- Chân thành và thẳng thắn khi giao tiếp
Các dấu hiệu này là những yếu tố quan trọng để xây dựng nên một quan hệ lành mạnh, bền vững trong cả công việc và cuộc sống.
Cách xây dựng mối quan hệ trong công việc
1. Thành thật với chính mình
Để xây dựng mối quan hệ trong công việc, trước tiên bạn cần phải thành thật với chính mình. Hãy nhận ra những giới hạn và điểm yếu của bản thân và đặt mục tiêu để cải thiện chúng để hoàn thiện bản thân từng ngày.
2. Giao tiếp cởi mở, trung thực
Giao tiếp cởi mở và chân thành là một yếu tố quan trọng trong xây dựng mối quan hệ trong công việc. Khi giao tiếp, bạn nên cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác để tránh những hiểu lầm không đáng có.
3. Tôn trọng lẫn nhau
Tôn trọng đối phương là yếu tố tiên quyết của một mối quan hệ bền vững. Hãy đối xử với mọi người xung quanh bằng sự lịch sự và chính thực, tuyệt đối không lợi dụng hay xúc phạm bất kỳ ai.
4. Lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là cách gia tăng sự tin tưởng và kết nối giữa các thành viên trong một tổ chức. Tránh ngắt lời đối phương và phán xét quan điểm của họ. Nếu có thể, hãy dùng lại lời của đối phương để cho họ biết rằng bạn đã hiểu và quan tâm đến ý kiến của họ.
5. Thể hiện sự quan tâm
Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến với mọi người bằng cách hỏi thăm về cuộc sống cá nhân, hoàn cảnh gia đình hay công việc của họ. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng để không xâm phạm quá sâu vào vấn đề riêng tư của mỗi người.
6. Thể hiện lòng biết ơn
Luôn ghi nhớ và thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp đỡ và hỗ trợ bạn trong công việc. Bạn có thể gửi một lời cảm ơn qua email, nhắn tin hoặc nói lời cảm ơn với họ khi gặp mặt trực tiếp.
Bên trên là cách xây dựng mối quan hệ trong công việc hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nào.
Page: Kos-giải pháp nhân sự toàn diện
Thông tin tuyển dụng: K-outsourcing Viêt Nam