Bí quyết viết CV khiến nhà tuyển dụng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên

Ngày nay thuật ngữ “CV” xin việc khá phổ biến và trở thành một yêu cầu tất yếu của nhà tuyển dụng với ứng viên. Vậy CV là gì và sẽ gồm những gì? Làm sao để viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Cần trình bày CV xin việc thế nào cho đẹp mắt mà vẫn đầy đủ thông tin yêu cầu? Ở bài viết dưới đây K-Outsourcing sẽ giới thiệu cho bạn “tất – tần – tật” những gì cần biết về CV xin việc.

CV là gì?

Trước khi tìm hiểu các thông tin cần có trong CV thì ta phải hiểu CV là viết tắt của gì.

CV là viết tắt của “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển. CV thường được đầu tư về mặt hình thức nhằm để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt. Về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

CV là gì?
CV là gì?

Tại sao phải viết CV xin việc?

Hiện nay, CV xin việc là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn. Thông thường, một vị trí sẽ có khá nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng không có đủ thời gian và nhân lực phỏng vấn từng người, vì thế, CV xin việc sẽ giúp họ loại ra những ứng viên chưa thích hợp.

Trong bộ hồ sơ xin việc, CV là loại giấy tờ được quan tâm hơn cả bởi nó đưa ra cái nhìn khái quát, tổng quan nhất về ứng viên bao gồm cả thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, v.vv.. Đó là những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong tuyển dụng. Vì thế, tìm hiểu cách viết CV xin việc là bước đầu tiên các ứng viên cần làm khi đi tìm việc.

Hơn nữa, nhìn theo một góc độ khác. Việc viết CV cũng là một cách hữu hiệu để ứng viên có thể nhìn lại bản thân một cách tổng quan, tìm ra điểm mạnh yếu, những kinh nghiệm mình đã có và mục tiêu hướng đến. Từ đó, ứng viên có thể xác định được công việc phù hợp trong tương lai để ứng tuyển.

CV bao gồm những gì?

Giữa hàng ngàn CV được gửi về cho nhà tuyển dụng, CV của bạn phải làm sao gây được ấn tượng và thực sự nổi bật. Đây là điều mà bất cứ ứng viên nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, trước khi ghi điểm, bạn cần đảm bảo rằng CV có đầy đủ các thông tin cần thiết. Vậy CV xin việc bao gồm những gì? Bộ CV xin việc hoàn chỉnh bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc.
  • Trình độ học vấn: Nên liệt kê cấp học và ngành học từ cao đẳng/đại học trở lên kèm chuyên ngành và GPA (nếu GPA cao). Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ mà bạn đăng ký học ở các trung tâm.
  • Kinh nghiệm làm việc: Chỉ nên viết vào CV những công việc trong cùng ngành nghề, hoặc có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn đang tìm việc làm sales, bạn cần ghi vào phần này những kinh nghiệm về mảng bán hàng, nghiên cứu thị trường, marketing thay vì những công việc dịch thuật trong quá khứ. Còn nếu bạn có còn đang là sinh viên hoặc quá ít kinh nghiệm, có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, câu lạc bộ mà bạn thấy rằng bạn đã học được những kỹ năng cần thiết cho công việc.
  • Kỹ năng: Các kỹ năng nên đưa vào CV: tin học văn phòng, kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình hoặc các kỹ năng đặc thù của công việc như thiết kế, lập trình, phân tích, nghiên cứu v.vv..
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn nên chỉ rõ những dự định, thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai hoặc kế hoạch ngắn gọn mà bạn muốn làm để đạt được mục tiêu đó. Có thể viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng
  • Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có): VD chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC), tin học, giải thưởng của các cuộc thi chuyên môn.
    Mẫu CV
    Mẫu CV

Những lưu ý khi viết CV xin việc

Lỗi chính tả, ngữ pháp

Chính tả, ngữ pháp là một trong những lỗi cơ bản và thường mắc phải khi viết CV. Đây cũng là lỗi được đánh giá là trầm trọng nhất bởi khi bạn viết sai chính tả, ngữ pháp trong CV, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người không chuyên nghiệp, thiếu sự hiểu biết và là người không tận tâm trong công việc.

Lỗi font chữ

Font chữ cũng là điều cần lưu ý khi viết CV. Font chữ sẽ thể hiện nội dung của bạn và là yếu tố giúp CV của bạn có thể dành được sự chú ý của các nhà tuyển dụng.

Do đó, lưu ý khi viết CV cần lựa chọn những font chữ cho CV hợp lý, không quá cầu kỳ cũng như điều chỉnh cỡ chữ phù hợp, không chọn cỡ chữ nhỏ quá sẽ khiến CV của bạn “mất điểm”.

Font chữ phù hợp trong CV
Font chữ phù hợp trong CV

Trình bày quá dài dòng

Bạn cần hiểu rằng, CV chính là bản mô tả tóm tắt và ngắn gọn về thông tin của bạn, quá trình học tập và làm việc đến thời điểm hiện tại. Qua CV, các nhà tuyển dụng sẽ phần nào có thể hiểu được mong muốn của bạn với công việc ứng tuyển.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua những CV quá dài và quá nhiều nội dung. Do đó, hãy trình bày thật ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung trong bản CV của mình, tránh việc viết CV quá dài dòng và thừa những thông tin không cần thiết. Thông thường, với mỗi công việc bạn nên tuân theo trình tự: trách nhiệm – kết quả – thành tựu và mỗi công việc/ dự án không nên viết quá 3-4 ý và 2-3 dòng mỗi ý.

Sắp xếp thứ tự chưa hợp lý

CV cần được sắp xếp theo một thứ tự nhất định (tham khảo thứ tự viết CV ở phần tiếp theo của bài viết). Bạn không nên sắp xếp các nội dung trong CV theo một cách tùy hứng hoặc không theo logic. Điều này sẽ khiến CV của bạn bị mất điểm với nhà tuyển dụng.

Viết nhiều công việc trong thời gian ngắn

Một trong những điều khiến nhà tuyển dụng loại bỏ hồ sơ của bạn chính là việc bạn làm nhiều công việc trong thời gian ngắn. Điều này sẽ khiến họ hiểu rằng bạn là người không muốn gắn bó với bất kỳ công ty nào lâu dài, kể cả công ty của họ.

Viết nhiều kinh nghiệm làm việc không liên quan tới chuyên ngành đang ứng tuyển

Một trong những lưu ý khi viết CV chính là mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV. Nhiều bạn thường mắc lỗi viết những kinh nghiệm không liên quan đến vị trí, ngành nghề đang ứng tuyển.

Khi viết quá nhiều kinh nghiệm không liên quan tới chuyên ngành đang ứng tuyển, sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về việc bạn có phù hợp với công việc hiện tại hay không.

Chỉ nên để những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển trong CV
Chỉ nên để những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển trong CV

Không đề cập tới các kỹ năng mềm

Đối với thời đại công nghệ 4.0, ngoài chuyên môn bạn sẽ cần phải có các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếpkỹ năng làm việc nhóm, v.v.. để giúp đảm bảo được công việc của mình.

Do đó, lưu ý khi viết CV, bạn không nên bỏ qua các kỹ năng mềm của bản thân, bởi đây có thể là một điểm cộng mà nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên cho bạn.

Vậy bạn cần trình bày CV xin việc như thế nào?

Rà soát lại lỗi chính tả, ngữ pháp

Như đã đề cập ở phần lưu ý khi viết CV, để có thể giảm thiểu rủi ro mắc lỗi chính tả, bạn hãy dành thời gian để kiểm tra lại sau khi đã hoàn thành xong từ 2 – 3 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách sử dụng những công cụ check chính tả miễn phí như Google Doc,..

Một mẹo khác bạn cũng có thể áp dụng đấy chính là đổi font chữ để xem các lỗi chính tả, ngữ pháp của câu. Điều này giúp đánh lừa bộ não rằng đây là 1 đoạn văn bản mới và bạn sẽ dễ dàng tìm ra được lỗi chính tả, ngữ pháp nhanh hơn.

Lựa chọn cỡ chữ, font chữ phù hợp

Bạn nên lưu ý khi viết CV với 2 đặc điểm sau đây của font chữ để bản CV xin việc thêm hoàn hảo hơn.

  • Cỡ chữ: Cần lựa chọn cỡ chữ phù hợp, không nên chọn cỡ chữ nhỏ hơn 10, tốt nhất bạn nên chọn cỡ chữ từ khoảng 12 – 14. Khi trình bày cần căn lề của văn bản, CV theo đúng kích thước chuẩn (1cm), đảm bảo được có 1 khoảng trắng sẽ giúp CV của bạn không gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.
  • Font chữ: Hãy chọn những font chữ rõ ràng. Một số font chữ bạn có thể tham khảo như Helvetica, Proxima Nova, Garamond, Times New Roman, Arial,… Tránh xa những font chữ quá nhiều nét uốn lượn hoặc không rõ ràng từng chữ cái như Courier, Comic San, Zapfino,…

Trình bày ngắn gọn CV xin việc

Một lưu ý khi viết CV xin việc, hãy học cách trình bày ngắn gọn và súc tích hơn trong các nội dung thể hiện. Để có thể làm được điều này, hãy làm một bản CV theo cách thông thường của bạn. Sau đó bạn có thể đọc lại từ 2 – 3 lần để loại bỏ những từ, câu hoặc các yếu tố bạn thấy không hợp lý.

Điều này sẽ giúp cho CV của bạn được ngắn gọn hơn.

Sắp xếp thứ tự CV hợp lý

Bạn có thể tham khảo ngay thứ tự dưới đây cho một bản CV cần có:

  • Ảnh + thông tin người ứng tuyển (bao gồm họ tên, SĐT, Email, Địa Chỉ).
  • Mục tiêu nghề nghiệp trong CV: Hãy nêu mục tiêu gắn liền với mục tiêu của công ty mà bạn ứng tuyển.
  • Quá trình học vấn trong đơn xin việc/ CV: Đây cũng là mục bạn cần để vào CV của mình, giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu được về trình độ học vấn và tiếp thu kiến thức mới của bạn.
  • Kinh nghiệm làm việc trong CV: Đây là phần quan trọng nhất và không thể thiếu đối với bất kỳ CV xin việc nào.
  • Kỹ năng mềm: Hãy thêm kỹ năng mềm vào phần cuối của CV để tăng thêm điểm cộng với nhà tuyển dụng.

Lưu ý khi viết CV trong phần mô tả kinh nghiệm nghề nghiệp

Trong phần này, bạn cần lưu ý 2 điểm sau:

  • Không viết quá nhiều công việc trong một thời gian ngắn: Thay vào đó, hãy chọn những công việc bạn đã làm ít nhất từ 6 tháng để cho vào CV.
  • Không viết những kinh nghiệm không liên quan: Chỉ nên để những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng, lĩnh vực hoặc ngành nghề bạn đang muốn ứng tuyển.

Đề cập đến kỹ năng mềm liên quan đến vị trí ứng tuyển

Hãy đề cập những kỹ năng mềm liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển, đặc biệt là CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp bởi hầu hết các bạn sẽ không có nhiều kinh nghiệm như những người đã đi làm.

Những kỹ năng mềm bạn có thể đề cập như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường áp lực,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *