Khi nhắc đến personal branding – thương hiệu cá nhân, chúng ta hình dung về khía cạnh quảng bá và Marketing cho những đặc tính, tính cách và bản thân con người bạn. Hãy cùng K-Outsourcing tìm hiểu bản chất định nghĩa thương hiệu cá nhân là gì, tầm quan trọng của Personal Branding, cùng các bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc.
Nội dung chính
ToggleThương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân chính là tổng hòa những gì độc đáo nhất về kỹ năng và kinh nghiệm đã làm nên con người bạn. Một personal branding hiệu quả sẽ khiến bạn nổi bật hơn tất thảy mọi người ngoài kia, trong cùng lĩnh vực bạn đang làm việc.
Chúng ta thường nghĩ rằng, “brand” là những gì rất to tát lớn lao, kiểu như Apple hay Microsoft. Giờ đây, suy nghĩ của chúng ta cởi mở hơn, brand có thể là bất kỳ thứ gì, bất kỳ ai. Mỗi cá nhân có thể được coi như là một thương hiệu độc nhất.
Ý tưởng về việc phô trương thương hiệu bản thân có thể khiến một số người cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu bỏ qua cơ hội chứng tỏ và thể hiện bản thân, bạn đang đánh mất đi một tiềm năng, một thứ có thể giúp bạn nổi bật và tách biệt mình ra khỏi đám đông đơn điệu, không đường nét ngoài kia.
Có thể mục tiêu về thương hiệu cá nhân có thể khác nhau với mỗi người, nhưng quy trình xây dựng branding cần sự nhất quán.
Với chúng tôi, chúng tôi tin rằng mọi người, ai ai cũng cần được trang bị và tiếp cận những kỹ năng xây dựng thương hiệu của bản thân. Đó chính là lý do vì sao K-Outsourcing gửi gắm tới bạn bài viết “Personal Branding – Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân“.
Tại sao Personal Branding lại quan trọng ?
Khi nhắc đến việc thiết lập quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân, nhiều người gạt phăng ý tưởng này ngay lập tức, vì họ cho đây là một công việc vô bổ và tốn kém thời gian.
Rõ ràng, bạn phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để xây đắp lên thương hiệu của cá nhân mình. Nhưng tôi có thể nói rằng, việc xây dựng personal branding là tối quan trọng với bất kỳ ai. Vì sao ư?
1. Ai rồi cũng sẽ tìm kiếm thông tin trên Google
Dù bạn vẫn còn là một gã tay mơ, hay đã thành lão làng trong ngành, kiểu gì các doanh nghiệp cũng sẽ tìm hiểu trước về bạn thông qua các cách khác nhau. Nếu bạn có chút tiếng tăm liên quan đến ngành nghề của mình, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp và quá trình thăng tiến của bạn.
Theo CareerBuilder, có đến hơn một nửa các nhà tuyển dụng sẽ không xem xét thuê ứng viên ứng tuyển tiềm năng, nếu họ không gây dựng cho mình thương hiệu cá nhân trong môi trường trực tuyến.
Rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể gây dựng và tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh sớm, ngay từ vòng gửi xe. Chứ không cần phải phó mặc hoàn toàn số phận vào những cuộc phỏng vấn căng thẳng và khắc nghiệt.
Nếu bạn phủi tay đi và nghĩ rằng: Personal branding chỉ dành cho mấy người chạy đôn chạy đáo đi tìm việc, thì bạn đã lầm. Con số dưới đây có thể khiến bạn giật mình:
Cũng theo CareerBuilder, đến hơn nửa khách hàng quyết định làm việc với một freelancer bởi tiếng tăm và thương hiệu cá nhân họ đã gây dựng.
Từ nay đến năm 2020, sẽ có tới 40% lực lượng lao động trên thế giới sẽ làm việc theo luồng tự do, độc lập. Chính vì thế, một thương hiệu cá nhân mạnh chưa bao giờ quan trọng và mang tính quyết định đến như thế. Trên thực tế, bạn càng thành công trong công việc bao nhiêu, thương hiệu cá nhân của bạn lại càng mạnh bấy nhiêu.
Theo một nghiên cứu khác của Weber Shandwick:
- Những nhà lãnh đạo cấp cao trong các thương hiệu toàn cầu đóng góp tới 45% tiếng tăm của doanh nghiệp. Như vậy, hơn một nửa tiếng tăm của doanh nghiệp tới từ chính các vị lãnh đạo này.
- Quan trọng hơn, tiếng tăm của CEO đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của nhân viên trong công ty (77%), và là động lực lớn giữ họ ở lại làm việc (70%).
Đó chính là tầm quan trọng của Personal Branding trong doanh nghiệp. Cách mà CEO xây dựng thương hiệu của mình cũng tác động không nhỏ tới sự thành công của doanh nghiệp.
2. Personal Branding giúp bạn chuẩn bị cho tương lai
Tập trung vào Personal Branding chính là cách để giúp bạn phát triển trong tương lai. Hãy nghĩ về mạng lưới các mối quan hệ sẽ tăng lên nhiều đến như thế nào khi bạn tập trung vào phát triển thương hiệu cá nhân.
Xây dựng thương hiệu cá nhân chính là bước đi ít khó khăn nhất hướng tới mục tiêu bạn đã đề ra. Dù ngành nghề của bạn là gì, hay vị thế của bạn đang nằm ở đâu, thương hiệu cá nhân của bạn có một sức mạnh to lớn, giúp bạn đạt được mọi mục tiêu đã đặt ra từ trước. Tất nhiên hãy ghi nhớ rằng, để nâng cao thương hiệu, bạn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiềm lực ở phía trước.
Xây dựng và phát triển bản mô tả về bạn, bồi đắp các kinh nghiệm, công việc về bạn và những gì bạn đã làm được, nhận diện mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân – những công việc này có thể khiến bạn choáng ngợp. Nhưng một khi bạn đã thiết lập cho mình một nền tảng vững chắc, con đường phía trước rõ ràng hơn, và công việc còn lại bạn phải thực hiện sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều.
Kết lại, hãy tách biệt bản thân với đối thủ cạnh tranh, và tự chủ trên con đường xây dựng thương hiệu cá nhân.
3 bước xây dựng Personal Branding – thương hiệu cá nhân
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn cần phải biến cá nhân bạn trở thành một thương hiệu “đắt giá”. Có thể những bước đi đầu tiên khiến bạn bỡ ngỡ, nhưng một khi đã vào guồng, bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn rất nhiều.
Hãy nghĩ rằng quá trình phát triển thương hiệu cá nhân bạn là một chặng đường dài tiếp diễn, có thể chia ra thành những bước nhỏ hơn. Bạn không cần phải có một tài khoản Facebook hay Snapchat bảnh chọe với nhiều follower. Tùy vào từng cá nhân mà quá trình xây dựng cũng mang nhiều điểm khác biệt.
Tổng quan, quy trình xây dựng Personal Branding bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Những bước cơ bản để xây dựng một thương hiệu cá nhân
- Bước 2: Xây dựng uy tín và hình thành nhóm người yêu thích
- Bước 3: Tập trung và tận dụng các cơ hội
Bước 1: Các bước cơ bản để xây dựng thương hiệu cá nhân
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn cần phát triển và củng cố trình độ và kỹ năng của bản thân. Để khi họ tìm kiếm về bạn, sẽ không có gì ngoài tiếng tăm lừng lẫy và những lời tốt đẹp dành cho bạn. Bạn cần chuẩn bị những điều sau:
- Kiểm tra kết quả tìm kiếm về bạn.
- “Dọn sạch” những thông tin không liên quan / làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn.
- Định nghĩa bản thân và về thương hiệu cá nhân.
- Thể hiện kỹ năng và thành tựu bạn đã đạt được.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu nói lên con người bạn.
- Tuân thủ và bám theo chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.
1.1. Kiểm tra kết quả tìm kiếm về bạn
Trước khi thực sự bắt tay vào xây dựng personal branding, bạn cần phải biết hiện tại mạng Internet đang nói gì về mình. Chắc chắn Google sẽ biết rõ nhất về điều này. Đó có thể là thành tích về một cuộc thi sinh viên bạn đã tham gia cách đây 4 – 5 năm? Hay một chuyến đi du lịch nào đó cùng bạn bè chẳng hạn?
Đừng lo lắng với những kết quả tìm kiếm này. Và cứ cho là có những thông tin bất lợi đi, bạn cũng đã có thể biết được mình cần phải đối phó với những điều gì. Nhận diện ngay các kết quả có thể ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn.
1.2. Dọn sạch các thông tin bất lợi
Một khi bạn nhận biết được các thông tin tìm kiếm về bản thân, đã đến lúc bạn bắt đầu quá trình “dọn sạch” có thông tin có thể gây tổn hại tới hình ảnh của bản thân.
Với những thông tin do chính bạn up lên, công việc đơn giản là xóa chúng, hoặc chuyển chúng về chế độ cá nhân. Có thể công việc này sẽ tốn không ít thời gian từ bạn đấy.
1.3. Định hình bản thân và về thương hiệu cá nhân
Một khi đã dọn các thông tin “nguy hiểm”, bạn cần định hình cho mình phong cách thương hiệu bạn muốn xây dựng. Chúng cần phải dựa trên những đặc tính nổi bật nhất, độc đáo nhất làm nên con người bạn.
Vậy điều gì làm nên con người bạn? Hãy tìm câu trả lời từ những câu hỏi dưới đây:
- Bạn là ai?
- Điều gì khiến bạn thực sự nổi bật?
- Tầm nhìn của bạn về thương hiệu cá nhân mình?
- Mục tiêu (goal) của bạn về thương hiệu cá nhân mình?
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
- Khán giả (người yêu thích bạn) là ai? (Hoặc với chuyên môn và kiến thức của mình, bạn có thể giúp đỡ được những ai?)
- Làm cách nào để bạn giúp đỡ họ? Điều gì làm nên sự khác biệt về bạn?
- Nhân tố bí ẩn của bạn là gì? Điều gì khiến bạn trở nên đáng tin tưởng?
- Có cách nào để bạn có thể chứng tin sự đáng tin tưởng của mình? Bạn có bằng chứng nào để chứng minh điều đó?
Để bổ trợ cho các câu hỏi trên, bạn cần xác định những thành tựu bạn đã đạt được trong quá khứ (và bằng chứng của những thành tựu đó, như bằng khen, hình chụp cuộc thi,…). Ngoài ra bạn cũng cần xác định mục tiêu trong ngắn và dài hạn của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn.
1.4. Thể hiện kỹ năng và thành tựu bạn đã đạt được
Giờ đã đến lúc bạn thể hiện những gì bạn có để phát triển thương hiệu cá nhân bạn muốn xây dựng.
Để thực hiện bước này, bạn cần:
- Viết các thành tựu mà bạn cảm thấy tự hào về mình.
- Lên danh sách những “khoảnh khắc” mà các thành tựu bạn đạt được được ghi nhận.
- Nghĩ về số lần bạn được ghi nhận thành quả
Hãy suy nghĩ một cách toàn diện những gì bạn muốn thể hiện cho mọi người, về chiến lược và hình ảnh thương hiệu bạn muốn xây dựng về sau.
Dành thời gian để xác định bạn là ai, bạn muốn mọi người nghĩ gì về bạn. Chú ý, hai yếu tố trên phải có mối quan hệ tương tác với nhau.
1.5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu trên online
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, giờ đã đến lúc bạn viết chúng ra để tất cả mọi người có thể biết đến bạn (có thể trên blog, mạng xã hội,…). Trong đó, bạn nên bao gồm các khía cạnh sau:
- Một bố cục rõ ràng về thương hiệu cá nhân bạn (đầy đủ các thành tố, được trình bày rõ ràng và mạch lạc,…)
- Mục tiêu trong ngắn và dài hạn của bạn.
- Những phẩm chất, tài năng, kỹ năng của riêng bạn.
- Thành tựu bạn đã đạt được.
Một khi bạn đủ tự tin để “khoe” hình ảnh thương hiệu cá nhân mình, đã đến lúc để bạn cho cả thế giới biết đến chúng, gồm xây dựng nền tảng vững chắc cho trang Web / blog (có nội dung bạn sáng tạo nổi bật và đặc sắc); tối ưu hóa chúng trên công cụ tìm kiếm; và duy trì chất lượng nội dung của Web / blog nói trên.
Dưới đây là quy trình 3-phần để bạn thực hiện các công việc kể trên:
1: Xây dựng nền tảng vững chắc cho trang Web / blog
Để hình ảnh của bạn được phủ sóng rộng rãi, trang Web / blog (hoặc bất kỳ nền tảng nào khác) có thông tin về bạn phải được hiện diện rộng rãi trên mạng Internet, có thể được tìm kiếm dễ dàng.
Điều này đòi hỏi Website của bạn phải chuyên nghiệp, cũng như những nội dung trên các nền tảng khác (với nội dung do bạn sáng tạo) phải thật nổi bật.
- 1 Website chuyên nghiệp.
- 10 – 12 bài viết nổi bật nhất trên Website.
Bạn có thể hoàn toàn sử dụng các nền tảng dưới đây để tham gia theo khuyến nghị của brandyourself:
Trang Web cá nhân của bạn / blog cá nhân
- Google+
- YouTube
- BrandYourself
- Vimeo
- Tumblr
- SlideShare
- Medium
- About.me
- CrunchBase
- Quora
- Instagram (dù không có nhiều ý nghĩa trên Google, nhưng đây cũng là một công cụ hữu ích để nói lên con người và phẩm chất của bạn).
Và 2 – 4 nền tảng khác có liên quan tới chuyên ngành của bạn.
2: Tối ưu hóa sự hiện diện của thương hiệu bạn trên công cụ tìm kiếm
Để tối ưu hóa chúng, bạn cần thực hiện các công việc sau:
- Sử dụng tên họ đầy đủ của bạn trên các nền tảng bạn đóng góp bài viết sáng tạo (và nhất quán tên họ của bạn trên tất cả các nền tảng trên).
- Viết bài ở ngôi thứ ba (nếu bạn có thể).
- Viết bài đầy đủ ở tất cả các nền tảng bạn tham gia đóng góp bài viết
- Điền cả địa điểm viết bài (nếu có thể).
- Chú ý sử dụng keyword có liên quan và các công cụ hỗ trợ SEO.
- Tận dụng lợi thế của thẻ H1 (Heading 1) trong các bài viết.
Bạn đã có cho mình một thương hiệu cá nhân ấn tượng, nhưng vẫn chưa ai tiếp cận được nó. Giờ là lúc bạn áp dụng các chiến lược personal branding hiệu quả.
3: Áp dụng chiến lược Personal Branding
Thường thì bạn phải mất từ 2 – 6 tuần để thương hiệu của bạn có thể được phổ biến rộng rãi và được nhiều người biến đến. Nhưng ngay cả sau thời điểm đó, nỗ lực của bạn ở trên không hẳn đã leo lên vị trí số 1 trong thang tìm kiếm của Google.
Bạn cần hiểu rằng: Việc phát triển và tối ưu hóa thương hiệu cá nhân là một quá trình dài, và phụ thuộc rất nhiều vào khả năng duy trì và giữ gìn hình ảnh của bạn.
Bạn sẽ thấy giá trị thương hiệu của bạn lên xuống liên tục theo thời gian. Ban đầu có thể rất mệt mỏi để duy trì, nhưng với một chiến lược tốt, cùng sự giúp đỡ của cộng đồng, bạn sẽ thành công.
Bước 2: Xây dựng sự uy tín cho personal branding
Để xây dựng chữ tín trong thương hiệu cá nhân của bạn, bạn cần những đánh giá tích cực từ các nguồn thông tin thứ ba (cũng phải uy tín và đáng tin cậy). Bên cạnh đó, bạn cần sáng tạo ra các bài viết chất lượng (từ chính Website và các nền tảng bạn kiểm soát).
Một điều rất quan trọng khác, là bạn cần thể hiện cho cả thế giới thấy bạn là một con người hiểu biết và là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn bằng việc cung cấp các nội dung chất lượng trên các trang mạng xã hội hoặc website cá nhân.
2.1 Viết các nội dung chất lượng đúng nơi đúng chỗ
Nếu bạn thường viết các nội dung sáng tạo (như blog, ảnh, infographic, video,…), bạn cần phải biết phát hành chúng ở nơi mà giới học thuật, chuyên gia, trong lĩnh vực của bạn thường xuyên lui tới.
Từ đó, bạn có thể tìm nguồn “khán giả” riêng của mình, tự thiết lập cơ hội để tiếp cận với đối tượng khán giả cao cấp, gây cho mình tiếng tăm vững chắc, và từng bước xây dựng uy tín cho bản thân.
(Và cũng đừng ngại nếu các vị lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực của bạn, hoặc của chính doanh nghiệp bạn đọc và tiếp cận được nội dung bạn sáng tạo ra nhé. Đó chính là cơ hội có 1-0-2 để bạn quảng bá cho bản thân mình).
- Hiểu đối tượng khán giả, và nội dung phù hợp trên trang blog kể trên.
- Đọc và phân tích nội dung nổi bật nhất trên trang blog đó.
- Áp dụng các khía cạnh đã khiến nội dung kia thành công vào chính nội dung bạn dự tính sáng tạo ra.
Cân nhắc ngày nào và thời gian nào trong ngày đẩy bài lên là hợp lý. Sử dụng các công cụ bổ trợ để tạo ra một sản phẩm sáng tạo hiệu quả, đúng chuẩn.
2.2 Tạo dựng cho mình khán giả trung thành
Chắc bạn cũng đã rõ, bạn cần xây dựng cho mình đối tượng khán giả trung thành cho sản phẩm sáng tạo của mình.
Thiết lập đối tượng khán giả trọng tâm
Bạn cần lưu tâm tới các khía cạnh:
- Ai là khán giả trọng tâm bạn muốn nhắm tới?
- Nền tảng thích hợp nhất để bạn tiếp cận tới họ?
- Nội dung sáng tạo nào có thể thu hút được họ?
Một khi đã xác định được các yếu tố trên, bạn hoàn toàn có thể xác định chính xác đối tượng khách hàng trọng tâm cho sản phẩm sáng tạo của mình.
Bạn có thể tiếp cận tới đối tượng khán giả nổi tiếng, đã gây dựng được tiếng tăm trong ngành. Còn gì nâng tầm giá trị thương hiệu của bạn bằng sự giới thiệu, hay các mối quan hệ với những influencer trong ngành? Và cũng đừng quên tìm kiếm nền tảng thích hợp cho sản phẩm sáng tạo của bạn.
Bắt đầu với những người thân quen của bạn
Bắt đầu từ những việc đơn giản và dễ dàng nhất, bạn hoàn toàn có thể nhờ sự trợ giúp của những người mà bạn quen biết trong nghề. Dần dà, bạn sẽ xây dựng cho mình mối quan hệ rộng rãi hơn, tiếp cận với nhiều người ở đẳng cấp cao hơn. Giá trị thương hiệu của bạn sẽ dần dần được cải thiện và nâng cao.
Tiếp cận với các influencer thông qua mạng xã hội và các nguồn thông tin chiến lược
Kết nối với các influencer trong ngành là một cách làm hiệu quả để xây dựng mối quan hệ, và được họ kết nối mình với đối tượng khán giả rộng lớn hơn (vốn là những người chịu sự ảnh hưởng từ các influencer kia).
Bên cạnh việc kết nối với các influencer, bạn cũng cần kết nối với các nguồn truyền thông đáng tin cậy (như báo chí, kênh truyền hình trong ngành,…). Biết đâu bạn lại họ vào “mắt xanh” của các tờ báo chuyên ngành, và lên trang nhất trong một ngày không xa.
Bước 3: Tập trung và tận dụng các cơ hội phát triển thương hiệu cá nhân
Tạo nội dung độc đáo, chất lượng cao để duy trì mối liên kết với độc giả trọng tâm. Bạn sẽ chẳng thể nào biết được trong một ngày đẹp trời, một trích dẫn đáng chú ý trong bài viết của mình lại xuất hiện trong một tờ bào chuyên ngành có uy tín đâu.
Bằng việc quảng bá bản thân một cách hiệu quả, bạn vô tình mở ra cho mình nhiều cánh cửa cơ hội khác nhau, bao gồm:
- Tham dự các buổi diễn thuyết.
- Cơ hội việc làm.
- Trở thành đối tác làm ăn (cho một người có quyền lực trong ngành – người đã và đang là độc giả trung thành của sản phẩm sáng tạo do bạn tạo ra).
- Trao đổi nội dung blog (với các blogger khác).
- Buổi phỏng vấn với báo chí.
- Trở thành mentor.
Nếu bạn có tài, các cơ hội trên sẽ đến không ngớt (và không giới hạn). Sao bạn không tự mình mở nhiều cánh cửa thành công hơn chứ? Điều này còn giúp cải thiện và nâng cao cho chính giá trị thương hiệu cá nhân bạn.
Muốn có được những cơ hội ngon ăn phía trên. Bạn cần bắt đầu với chính thương hiệu cá nhân của mình, thường xuyên tiếp cận và tích cực xây dựng đối tượng khán giả trọng tâm cho các sản phẩm sáng tạo của mình.
3.1 Các kỹ thuật thu hút
Bằng cách sử dụng kỹ thuật chuyên dụng dưới đây, bạn hoàn toàn có thể xây dựng, tiếp cận và thu hút khán giả, bao gồm:
- Tiếp cận
- Liên kết
- Tăng tính tương tác
- Liên tục sáng tạo nội dung mới
- Link building để tối ưu SEO
- Tối ưu hóa chiến lược sử dụng keyword (trong nội dung sáng tạo)
Một cách nữa để mở rộng mạng lưới mối quan hệ là tham gia các sự kiện trong ngành, hoặc tham gia các nhóm / cộng đồng trên môi trường trưc tuyến. Chúng có thể bao gồm:
- Trò chuyện với các lãnh đạo cấp cao trong ngành.
- Sự kiện từ thiện (được tổ chức bởi đồng nghiệp của bạn).
- Một sự kiện có liên quan tới ngành / lĩnh vực bạn đang làm việc.
- Diễn đàn trực tuyến.
- Gia nhập cộng đồng mạng xã hội.
Việc kết nối các mối quan hệ không nhất thiết chỉ diễn ra trong môi trường việc làm nghiêm túc, chúng có thể xuất hiện trong môi trường trực tuyến (như mạng xã hội), những buổi lễ, buổi gặp mặt thoải mái giữa những người trong ngành,… Chính những hoạt động không chính thức này có thể giúp mối quan hệ giữa bạn và những người trong ngành trở nên thoải mái và khăng khít hơn.
Việc sáng tạo những nội dung chất lượng là chưa đủ để khiến thương hiệu cá nhân của bạn được nâng tầm. Để thu hút sự chú ý từ khán giả, bạn cần phải thường xuyên tương tác với họ trên các nền tảng khác nhau.
Thường xuyên phản hồi lại các comment, các câu hỏi là cách làm thông minh để duy trì sự gắn kết với khán giả với nội dung sáng tạo của bạn.
Lời khuyên trong việc xây dựng Personal Branding – Thương hiệu cá nhân
Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích dành riêng cho bạn, trong việc xây dựng Personal Branding trong tương lai:
1. Tập trung vào một thông điệp duy nhất
Sai lầm của rất nhiều người khi xây dựng thương hiệu cá nhân, đó là trở thành người có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Điều này chỉ khiến cho bạn trở nên nhạt nhòa và thiếu bản sắc mà thôi.
Bạn nên dành thời gian nghiên cứu xem: Đối tượng mình cần nhắm đến là ai, có những đặc điểm nhân sinh học như thế nào. Sau đó, tập trung toàn lực vào đối tượng này, và nhất quán trong việc truyền tải 1 thông điệp duy nhất.
2. Trung thực, chân thành
Nếu muốn thương hiệu cá nhân của mình trở nên khác biệt, hãy trung thực, chân thành và sống đúng với cá tính của mình.
Việc “bắt chước” một tính cách nào đó ngoài kia chỉ khiến bạn trở nên giả tạo, thiếu tự nhiên, không thoải mái và nhạt nhòa. Mà công chúng thì rất tinh trong việc nhận ra đâu là thứ chân thành, đâu là sự giả dối.
3. Kể một câu chuyện về Personal Branding của bạn
Mọi người luôn muốn nghe chuyện kể, vậy tại sao bạn không xây dựng cho thương hiệu cá nhân của mình một câu chuyện hấp dẫn?
Ngay đến bản thân những thương hiệu của doanh nghiệp lớn cũng tạo dựng cho mình những câu chuyện lôi cuốn, như Apple hồi tưởng những ngày vượt khó cùng CEO Steve Jobs, Bill Gates lèo lái con thuyền Microsoft để trở thành ông lớn công nghệ ngày nay như thế nào,…
4. Luôn nhất quán khi xây dựng Personal Branding
Dù bạn kể câu chuyện hấp dẫn ra sao, hay muốn xây dựng cho mình tính cách thương hiệu cá nhân như thế nào, mọi thứ đều phải có tính nhất quán.
Sự nhất quán không chỉ làm câu chuyện trở nên logic hơn, mà còn khiến cho người nghe thực sự tin tưởng vào những tình tiết trong đó. Trong xã hội hiện đại ngày nay, lòng tin có giá trị tối thượng, là yếu tố quan trọng giúp khách hàng đưa ra quyết định chốt hạ.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình xây dựng và phát triển Personal Branding – thương hiệu cá nhân.
Nguồn: brandyourself
GIỚI THIỆU VỀ K-OUTSOURCING
Công ty cổ phần Giải pháp nhân sự và Tư vấn đầu tư K-Outsourcing Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động và giải pháp nhân sự cho nhà máy sản xuất và doanh nghiệp lĩnh vực FDI & tài chính – ngân hàng với hệ sinh thái hỗ trợ nâng cao.Các dịch vụ của KOS bao gồm: Tuyển dụng lao động, cho thuê lại lao động, payroll, tư vấn phát triển nguồn lực.
- Tìm hiểu thêm về K-Outsourcing: K-Outsourcing Việt Nam
- Cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất: K-Outsourcing Tuyển dụng