Thông thường khi nhắc đến kỷ luật, chúng ta thường nghĩ đến những quy định có tính chất bắt buộc đối với các cá nhân trong một tổ chức. Kỷ luật thường dùng để đảm bảo sự chặt chẽ trong tổ chức hoặc những quy tắc mà mỗi cá nhân đặt ra cho chính mình để rèn luyện trong học tập, công việc hay cuộc sống. Hãy cùng K-Outsourcing tìm hiểu 7 cách kỷ luật bản thân để trở nên xuất sắc hơn trong bài viết này nhé!
Kỷ luật bản thân là gì?
Kỷ luật bản thân là thực hành những chỉ thị từ bộ não nhằm quản lý cảm xúc, suy nghĩ hay hành vi của mình tránh khỏi những cám dỗ, khó khăn để đạt được mục tiêu nào đó. Kỷ luật bản thân thường có nghĩa là trì hoãn sự thoải mái hoặc bốc đồng chợt đến để ủng hộ thành công về lâu về dài. Ví dụ: nếu bạn muốn tập trung học thêm, bạn có thể cần chủ động loại bỏ những phiền nhiễu như hủy đăng ký Netflix.
Lợi ích của kỷ luật bản thân
Thực hành kỷ luật tự giác có thể nâng cao độ hạnh phúc và thành tựu của bạn trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ các mối quan hệ, sức khỏe cho đến sự nghiệp. Sự kỷ luật bản thân đã được chứng minh là giúp ích cho mọi người. Hãy xem những lợi ích phổ biến ngay dưới đây.
Đạt được mục tiêu dài hạn
Kỷ luật bản thân cho phép mọi người trung thành với các mục tiêu dài hạn, có tác động lớn và chống lại mong muốn đạt được chúng ngay lập tức. Tác giả và nhà nghiên cứu Angela Duckworth mô tả “kỷ luật bản thân mang lại niềm đam mê và sự kiên trì đối với các mục tiêu dài hạn”. Nó là yếu tố quyết định liệu mọi người có thành công trong môi trường cạnh tranh hay không. [1]
Sự kiên cường được cải thiện đáng kể
Nghịch cảnh có thể xuất hiện bất chợt không báo trước trong cuộc sống này. Liệu rằng bạn có phục hồi dễ dàng sau nghịch cảnh không? Kỷ luật bản thân có thể là một yếu tố dự báo khả năng phục hồi. Bạn càng kiên cường thì việc kiểm soát các cơn bốc đồng cũng như làm chậm ham muốn tự hài lòng cho bản thân càng tốt hơn.
Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần
Những người biết cách kỷ luật bản thân thường xuyên có thể tham gia vào các thói quen lành mạnh, chống lại những thói quen không lành mạnh để có sức khỏe thể chất tốt hơn. Một nghiên cứu của Đại học Osaka cho thấy những người thực hiện năm hành vi lối sống lành mạnh trở lên — ngay cả những người trên 80 tuổi hoặc mắc các bệnh mạn tính — có tuổi thọ được gia tăng. [2]
7 cách rèn luyện kỷ luật bản thân cao độ
Các phản ứng kỷ luật bản thân xuất hiện ở vỏ não trước trán của chúng ta, phần não chịu trách nhiệm về sự tập trung, kiểm soát xung lực và cảm xúc. Điều đó có nghĩa rằng đó là một chức năng tâm lý kết nối với cảm xúc và xung động.
Đó là lý do tại sao nó thường mâu thuẫn với phần logic, lý trí trong bộ não của chúng ta. Để thay đổi hành vi của mình, chúng ta phải sử dụng các chiến lược được hỗ trợ bởi khoa học thần kinh để thay đổi. Nếu chỉ dựa vào ý chí thôi thì chưa đủ.
Bạn càng thay đổi nhiều, điều này càng trở nên dễ dàng hơn khi bộ não của bạn thiết lập lại để kết nối các trung tâm phần thưởng với hành vi kỷ luật. Thực hiện theo 7 cách rèn luyện kỷ luật bản thân cao độ dưới đây giúp bạn hướng tới và đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Tìm động lực
Bạn có bao giờ nhận thấy khi bạn hào hứng với điều gì đó hoặc có một mục tiêu quan trọng hoặc hấp dẫn muốn đạt được; thì việc xây dựng kỷ luật bản thân không còn quá quan trọng. Vì với động lực là sự yêu thích vốn có, bạn trở nên đầy năng lượng, sự hứng khởi và tập trung hơn với mục tiêu của mình.
Loại bỏ cám dỗ
Nghiên cứu đã chứng minh rằng môi trường ảnh hưởng đến sự lựa chọn của chúng ta. [4] Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Cornell cho thấy những phụ nữ ở những khu vực nhìn là thấy, với tay là lấy được đặt từng món dưới đây sẽ có cân nặng tăng khác nhau: [5]
- Nước giải khát có gas: nặng hơn những người không đặt từ 11-12 kg
- Ngũ cốc xung: nặng hơn trung bình 9 kg so với những người không đặt
- Trái cây: nặng hơn trung bình 6 kg so với người không đặt
- Trái cây: nặng hơn trung bình 6 kg so với người không đặt.
Điều này không chỉ giới hạn ở việc tăng cân. Cám dỗ từ môi trường xung quanh đôi khi có thể mạnh hơn sức mạnh ý chí của bạn. Vì vậy hãy đảm bảo môi trường quanh bạn thuận lợi để thúc đẩy việc kỷ luật bản thân trong việc đạt được mục tiêu của mình.
Tạo mục tiêu, thử thách và thời hạn
Những thách thức được tạo ra bởi vì điều này tập trung mọi người vào một mục tiêu theo cách buộc họ phải hành động. Việc bạn được giao nhiệm vụ làm điều gì đó không nhất thiết truyền cảm hứng cho các hành động tiếp theo. Nhưng khi nó được tạo ra dưới dạng một thử thách, một nhiệm vụ trở thành việc bắt buộc phải làm; thì bạn sẽ linh hoạt trong cách kỷ luật bản thân để chứng minh được khả năng của mình.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc đặt mục tiêu có thể đẩy bạn lên một tầm cao mới. Việc tham gia các thử thách được đặt ra đã giúp con người có thể thay đổi toàn bộ lối sống, thói quen ăn uống và động lực hàng ngày. Hãy tham gia những thử thách này ngay vì nó cũng có thể hiệu quả với bạn đấy!
Tìm người chứng kiến
Dù thành công hay thất bại, việc có một đối tác chứng kiến và theo dõi hành trình luôn mang lại hiệu quả tốt hơn. Việc luôn có người chứng kiến, dõi theo quá trình và kết quả của bạn sẽ nâng cao kỷ luật bản thân cần thiết giúp hoàn thành mục tiêu đặt ra. Việc này không chỉ giúp bạn có động lực muốn chứng minh bản thân, khiến chính mình tự hào mà còn có sự ủng hộ của người khác bên cạnh.
Bắt đầu từ những việc nhỏ
Thay đổi chưa bao giờ là điều dễ dàng và bộ não của chúng ta có xu hướng thực hiện những gì mang lại sự thoải mái và có thể đoán trước được. Nhưng nếu bạn bắt đầu chậm rãi, bạn có thể xây dựng một thứ gì đó to lớn mà không bị choáng ngợp.
Nếu bạn muốn bắt đầu đi bộ 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần, hãy bắt đầu với năm phút mỗi ngày. Nếu bạn muốn tiếp tục sau năm phút, hãy tiếp tục! Nếu muốn bắt đầu ăn uống tốt hơn, hãy xác định một thay đổi bạn có thể thực hiện trong chế độ ăn uống của mình. Khi tâm trí bạn nghĩ rằng mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, bạn sẽ bắt đầu; sử dụng đà đó để tiếp tục đi.
Tạo thói quen
Huấn luyện viên hiệu suất, Jay Henderson nói về sức mạnh của việc tạo thói quen: “Tiềm thức của chúng ta được tự động hóa, vì vậy chúng ta chỉ có 5% ý thức để chống lại những thói quen trong tiềm thức mà chúng ta đã xây dựng qua nhiều tháng, nhiều năm và trong một số trường hợp là cả đời.”
Để chống lại tiềm thức đó, chúng ta phải tạo ra những thói quen mới. Các nghi thức là một cách khác để trở nên kỷ luật hơn bởi vì những nghi thức này đặc biệt khắc phục sức ép của thói quen. Tập trung và sử dụng các nghi thức có thể giúp bạn tái cấu trúc hoàn toàn các thói quen và hành vi để đạt được nhiều hơn.
Để chống lại tiềm thức đó, chúng ta phải tạo ra những thói quen mới. Để thực hiện được điều này bạn cần lên các bước cụ thể và bắt tay vào tiến hành ngay. Thông qua việc lên kế hoạch rõ ràng bạn sẽ liên kết các giác quan cùng các hành động cụ thể. Qua đó, tâm trí sẽ nhắc nhở bạn hành động như đây chính là hình ảnh, việc làm vốn có, sau đó cung cấp năng lượng và động lực để thực hiện.
Ưu tiên “Big rock”
Chuyên gia và tác giả huyền thoại về quản lý thời gian Steven Covey lần đầu tiên giới thiệu khái niệm này vào những năm 80 và nó vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. [6] Ý tưởng này nhằm giúp người lãnh đạo trong tổ chức xác định những trách nhiệm chính của mình.
Ví dụ minh họa cho ý tưởng này có thể như một trò chơi mô phỏng sau đây: Sắp xếp tất cả cát, đá lớn, sỏi, nước vào bình có kích thước cố định. Để hoàn thành trò chơi, bạn cần nắm được 1 vấn đề chính là thứ tự sắp xếp chính là đá lớn đến sỏi, cát và cuối cùng là nước. Nếu thay đổi thứ tự thì những tảng đá lớn không còn chỗ để đặt vào trong bình.
Cũng như trong công việc, bạn sẽ không bị phân tâm bởi tất cả những việc vặt vãnh có thể lấp đầy một ngày của bạn một cách vô ích. Việc xác định trách nhiệm chính của mình là gì, việc nào chính, việc nào phụ, việc nào cần làm trước,… là rất quan trọng nhưng không dễ dàng.
Chính vì thế, việc ưu tiên những big rocks này là một cuộc đấu tranh ngay cả đối với những giám đốc điều hành xuất sắc nhất. Nhiều người bị sa lầy trong những công việc cấp bách hàng ngày khiến họ mất thời gian hoặc năng lượng tinh thần để đạt được kỷ luật cao hơn trong công việc.
Trên đây là một số nội dung về cách kỷ luật bản thân và 7 cách rèn luyện để giúp bạn trở nên xuất sắc hơn được K-Outsourcing tổng hợp. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã có thêm hiểu biết về kỷ luật bản thân và cách vận dụng nó để trở nên thành công hơn trong cuộc sống.
GIỚI THIỆU VỀ K-OUTSOURCING
Công ty cổ phần Giải pháp nhân sự và Tư vấn đầu tư K-Outsourcing Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động và giải pháp nhân sự cho nhà máy sản xuất và doanh nghiệp lĩnh vực FDI & tài chính – ngân hàng với hệ sinh thái hỗ trợ nâng cao.Các dịch vụ của KOS bao gồm: Tuyển dụng lao động, cho thuê lại lao động, payroll, tư vấn phát triển nguồn lực.
- Tìm hiểu thêm về K-Outsourcing: K-Outsourcing Việt Nam
- Cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất: K-Outsourcing Tuyển dụng